12 Kinh nghiệm và kỹ năng sinh tồn khi sống ở Sài Gòn. Nếu đang sinh sống và làm việc ở Sài Gòn, bạn không ghi nhớ vững những kỹ năng sinh tồn khi sống ở Sài Gòn này thì hãy sẵn sàng tinh thần để đối mặt với rủi ro và bất lợi đến với mình bất cứ lúc nào. Đặc biệt, đây là những điều cần lưu ý khi đến Sài Gòn dành cho những người chân ướt chân ráo lần đầu tiên đến thành phố xa hoa phồn thị này.
∗ Tìm hiểu về thám tử tư:
Sài Gòn là một vùng đất xa hoa đô thị bậc nhất của cả nước, đây cũng được đánh giá là thành phố đêm không ngủ, ở Sài Gòn về đêm có rất nhiều điều thú vị, vì dường như mọi thứ đều có sẵn thời gian và mọi người đều có thể gặp nhau, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Do đó, có thể nói rằng Sài Gòn rất dễ sống, nhưng cũng rất khó sống. Quan trọng nhất, nó dễ hay khó tùy thuộc vào cách sống và làm việc mỗi người.
Trước khi bạn có thể cảm thấy Sài Gòn dễ sống như thế nào, bạn phải bỏ túi những kỹ năng sinh tồn khi sống ở Sài Gòn tối thiểu ngay bên dưới đây. Tại sao vậy? Vì đó là Sài Gòn.
Những kỹ năng sinh tồn khi sống ở Sài Gòn
1. Gửi xe ở quận 1 phải hỏi giá.
Đầu năm 2017, Sài Gòn đã ban hành quyết định ban hành mức giá đỗ xe cụ thể cho các nhà cung cấp dịch vụ này cho từng loại xe, cụ thể như sau:
– Mức giá cao nhất cho xe đạp – xe đạp điện: 2.000 đồng / lần / ngày, 4.000 đồng / lần / đêm;
– Xe số, có dung tích dưới 175cm3 – xe điện: 4.000 đồng / lần / ngày, 5.000 đồng / lần / đêm;
– Xe tay ga – xe số có dung tích trên 175cm3: 5.000 đồng / ngày, 6.000 đồng / lần / đêm;
– Ô tô dưới 10 chỗ ngồi đỗ xe ở quận 1, 3 và 5: 20.000 đồng / lần / ngày, các quận khác: 15.000 đồng / lần / ngày;
– Xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên có giá đỗ cao hơn 5.000 đồng so với xe dưới 10 chỗ ngồi. Gửi xe qua đêm có mức giá gấp 2 lần ban ngày.
Những kinh nghiệm và kỹ năng sinh tồn khi sống ở Sài Gòn – nhìn bảng giá giữ xe ( ảnh minh họa )
Không chỉ ở quận 1 mới cần lưu ý mà ở nhiều quận khác nữa. Hiện nay có rất ít đơn vị kinh doanh dịch vụ gửi xe niêm yết giá theo quy định của pháp luật. Có vẻ như giá gửi xe cao hay thấp tùy thuộc vào độ “nóng” của địa điểm gửi xe, hay sự khan hiếm của bãi đậu xe. Do đó, các bạn phải thật cẩn thận khi đỗ xe ở những khu vực này. Hay nói cách khác, gửi xe phải hỏi giá trước.
2. Trong giờ hành chính mà bị ” Đau bụng nặng ” phải tránh Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Pasteur, Cộng Hòa, Cách Mạng Tháng 8 và Nguyễn Đình Chiểu.
Không chỉ có 4 tuyến đường này, có hàng trăm con đường ở Sài Gòn vào thời điểm giờ hành chính đều kẹt xe. Tuy nhiên, nếu nói về tỉ lệ kẹt xe nhiều nhất, chúng ta phải nhắc đến đường Điện Biên Phủ.
Đường Điện Biên Phủ trải dài từ Ngã 7 Lý Thái Tổ đến cầu Sài Gòn, con đường có chiều rộng 30m, có 4 làn xe, nhưng tuyến đường này có 18 nút giao là ngã tư, tiếp theo nó chính là con đường huyết mạch để di chuyển từ đông sang tây, ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra là chuyện bình thường, kể cả vào buổi trưa.
3. Ở quận 4 và quận 8, bạn phải đi nhẹ nhàng, nói khẽ, mỉm cười duyên dáng
Trước đây, Quận 4 và Quận 8 là những khu vực có tình hình an ninh trật tự xã hội rất phức tạp. Một phần vì vị trí địa lý của nó, và phần còn lại vì nơi này có khá nhiều dân anh chị có máu mặt trong giang hồ tập trung sinh sống. Đây là một trong những những kỹ năng sinh tồn khi sống ở Sài Gòn các bạn nên lưu ý.
Gần đây, với sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng của Thành phố, các chung cư cũng như các dự án khác đều được xây mới, do đó hiện nay các khu vực nóng của Quận 4 và Quận 8 không quá phức tạp như nhiều người vẫn hay thường nghĩ.
Việc cải tạo kênh Tàu Hũ, sự gia tăng nhanh chóng của các tòa nhà cao tầng, mở rộng đường xá, giải phóng các khu ổ chuột đã phần nào giúp khu vực này dần trở thành nơi đáng để sinh sống của người dân thành phố.
∗ Tìm hiểu về thám tử tư:
4. Nếu bạn thấy xe của phụ nữ đang di chuyển phía trước đèn báo xi nhan rẽ bên trái, đừng vội tin, có thể họ sẽ rẽ phải!
Chi tiết này gần như không phải là sự thiếu hiểu biết của người đi đường, mà hoàn toàn do tâm lý của người lái xe, đặc biệt là chị em phụ nữ khi điều khiển phương tiện xe máy. Chắc hẳn các bạn từng nghe qua câu nói vui “Ninja Lead” rồi chứ?
Những kinh nghiệm và kỹ năng sinh tồn khi sống ở Sài Gòn ( ảnh minh họa )
Thật dễ hiểu, khi có quá nhiều phương tiện trên đường với tốc độ cao, cộng với tắc nghẽn giao thông ở mọi phía, người lái xe hiện đang chịu nhiều áp lực, vì vậy nỗi sợ về mặt tâm lý sẽ bị trễ giờ làm, trễ giờ về nhà… là không thể tránh khỏi, kể cả đàn ông và phụ nữ cũng vậy thôi.
Vì điều này, có thể người di chuyển phía trước bạn họ bật đèn tín hiệu xi nhan sai hướng, hoặc cũng có thể họ quên tắt xi nhan mà thôi. Do vậy, đừng vội tin tín hiệu xi nhan của người phía trước, hãy tập thói quen qua sát hành vi người điều khiển phương tiện để phán đoán tình hình.
5. Phải luôn mang theo áo mưa, biết cách vệ sinh bugi là một lợi thế.
Khác với Hà Nội, Sài Gòn luôn có những cơn mưa bất chợt xuất hiện gần như vào tất cả các mùa, sự hiện diện của áo mưa trong cốp xe là sự đảm bảo rằng bạn sẽ không bị ướt. Đây là một trong những những kỹ năng sinh tồn khi sống ở Sài Gòn các bạn cũng nên đặc biệt lưu ý.
Vào mùa mưa, hình ảnh những con đường biến thành sông đã trở nên quen thuộc với người dân Sài Gòn. Nếu bugi xe máy bị mưa làm cho ngập, xe máy sẽ chết máy và bạn chỉ có cách dắt bộ dưới sông. Nếu bạn không biết cách vệ sinh bugi, chắc chắn bạn sẽ phải chi ít nhất 30.000 cho việc sửa chữa phương tiện, tốn tiền mà lại còn mất thời gian và công sức dắt bộ xe nữa.
6. Phải có kỹ năng sử dụng Google Maps
Google Maps là một ứng dụng không thể thiếu đối với bất kỳ tài xế nào ở Sài Gòn, nhưng vấn đề không phải là ứng dụng này khó sử dụng mà là sự phức tạp của các con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh khiến người dùng khó xác định hướng di chuyển.
Sài Gòn nổi tiếng với những ngõ hẻm ngóc ngách nhỏ, đường dày đặc chi chiết, nếu không sử dụng bản đồ google maps tốt, bạn có thể sẽ lạc đường cả ngày, hoặc chí ít, biết cách sử dụng google maps cũng để tránh kẹt xe vào những giờ cao điểm bằng cách di chuyển qua những con đường vắng người hơn.
7. Bạn không nên đặt xe Grabbike khi đứng ở trạm xe buýt hoặc ở bến xe.
Nếu bạn muốn đặt Grabbike ở bến xe hoặc trạm xe bus, bạn nên di chuyển cách xa khu vực đó khoảng 200 mét để đảm bảo sự an toàn cho Grabbike và cũng là đảm bảo sự an toàn cho chính bản thân mình.
Những kinh nghiệm và kỹ năng sinh tồn khi sống ở Sài Gòn ( ảnh minh họa )
Sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ taxi xe máy như Grap, Uber hay Mai Linh gần nhất đã ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của người lái xe ôm truyền thống. Mâu thuẫn giữa hai thái cực này dường như chưa chấm dứt. Do đó, tôn trọng lẫn nhau sẽ là giải pháp tốt nhất cho hai bên trong tình hình hiện tại.
∗ Tìm hiểu về thám tử tư:
8. Lần đầu tiên đến Sài Gòn, nếu bạn không biết đường đi, tuyệt đối không đến Bình Thạnh và Tân Phú.
Đường Sài Gòn khó đi mà dễ đến, đây là cách dễ nhất để nói trong trường hợp này. Không chỉ có hai quận Bình Thạnh và Tân Phú mới có những con hẻm lộn xộn, Sài Gòn có hàng trăm khu vực như vậy.
Khi bạn bị lạc trong “ma trận” của các con hẻm, nếu bạn không hỏi những người sống ở khu vực đó, bạn sẽ không thể tìm thấy con đường về nhà của mình. Tốt nhất, nếu không rành đường thì tuyệt đối không nên đến Bình Thạnh hoặc Bình Tân nếu không thực cần thiết.
9. Không lái xe gần vỉa hè khi lái xe trên đường quốc lộ.
Vỉa hè của Quốc lộ là nơi nhiều vật thể sắt sắc nhọn có thể đâm thủng bánh xe của bạn, hầu hết là do các đinh tặc gây ra. Đinh tặc là một vấn đề đau đớn và nhức nhối đã tồn tại trong một thời gian dài trong xã hội hiện nay, và nạn đinh tặc này không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở hầu hết các tỉnh thành khác. Đây là một trong những những kỹ năng sinh tồn khi sống ở Sài Gòn các bạn nên lưu ý.
Để khắc phục tình trạng trên, Thành phố cũng đã thực hiện nhiều biện pháp khắc phục và bắt giữ rất nhiều đối tượng rãi đinh trên đường, mặc dù vấn nạn này đã giảm tương đối nhưng ở một số khu vực dọc theo rìa hoặc dọc các tuyến đường lớn, nơi có nhiều phương tiện giao thông di chuyển vẫn còn rải rác vấn nạn đinh tặc này.
10. Không nên trả lời điện thoại trong khi đang lái xe máy
Sài Gòn rất đông người, nên trộm cắp vặt xảy ra rất phổ biến, và tình trạng cướp giật điện thoại di động là phổ biến nhất trên đường Sài Gòn, bởi vì điện thoại di động là thứ dễ cướp nhất. Đây là một trong những những kỹ năng sinh tồn khi sống ở Sài Gòn các bạn nên đặc biệt lưu ý.
Chỉ cần một lỗi nhỏ, một sơ xuất nhỏ trên đường thôi thì chiếc điện thoại của bạn sẽ bị các thành phần cướp giật lấy mất. Do đó, không nghe điện thoại khi lái xe máy là tốt nhất, đây không chỉ bảo vệ tính mạng của bạn khi tham gia giao thông mà còn giảm nguy cơ trộm cắp tài sản.
11. Hỏi đường thì chọn đàn ông mà hỏi, đừng hỏi phụ nữ.
Đây cũng kỹ năng sinh tồn khi sống ở Sài Gòn và cũng là kinh nghiệm hỏi đường dành cho những người không biết đường ở thành phố. Nếu muốn hỏi đường thì tìm đàn ông mà hỏi, đừng hỏi đường phụ nữ, bởi hầu như 90% phụ nữ không rành đường ở Sài Gòn.
Trên thực tế, đàn ông lái xe nhiều hơn phụ nữ, vì vậy khả năng nhớ vị trí của các con đường là nhiều hơn, nhưng nếu đó là một phụ nữ là tài xế, không chắc chắn rằng đàn ông có thể so sánh về độ rành đường với những nữ tài xế này được. Có lẽ chúng ta chưa hỏi đúng người?
Xem thêm: Những cái ngu không nên thử ở Sài Gòn
Theo thám tử Sài Gòn