Tại sao ở Việt Nam nghề thám tử không được công nhận? Có phải kinh doanh dịch vụ thám tử tư là ngành nghề kinh doanh bị cấm ở Việt Nam hay không? Thuê thám tử tư có vi phạm pháp luật không? Điều kiện hành nghề thám tử tư là gì? Có nên sử dụng dịch vụ thám tử tư để theo dõi ngoại tình và điều tra xác minh các thông tin chứng cứ không? Đây có lẽ là những câu hỏi cũng như thắc mắc của rất nhiều người đang có ý định sử dụng dịch vụ nhưng vẫn còn đang băn khoan thắc mắc về lĩnh vực đặc thù này.
Khi nói đến các thám tử tư điều tra, theo dõi và thu thập chứng cứ, chắc hẳn mọi người đã từng xem các bộ phim trên các chương trình truyền hình, hoặc đã từng đọc qua một cuốn tiểu thuyết về thám tử tư, hoặc cũng đã từng nghe kể chuyện thì chắc hẳn mọi người đều biết điều gì đó về công việc chính của thám tử.
Thuê thám tử tư có vi phạm pháp luật không?
Các thám tử tư là những người chuyên thực hiện các công việc điều tra, theo dõi, giám sát và xác minh các trường hợp độc lập theo yêu cầu của khách hàng. Ngày nay có rất nhiều công ty thám tử tư được mở ra và phục vụ những dịch vụ rất đa dạng đáp ứng được tất cả những nhu cầu thực tế của khách hàng. Tuy nhiên, liệu các thám tử tư ở Việt Nam hiện nay có được công nhận hợp pháp hay không vẫn còn là một câu hỏi.
Tại sao ở Việt Nam nghề thám tử không được công nhận?
– Vào ngày 1 tháng 7 năm 2015, Luật Đầu tư 2014 chính thức có hiệu lực, trong số các ngành và ngành nghề bị cấm đầu tư và kinh doanh, không có hoạt động kinh doanh của các thám tử tư.
– Tuy nhiên, trong Quyết định 10/2007 / QĐ-TOT, các dịch vụ điều tra cũng được quy định là một ngành của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
– Theo Nghị định 59/2006 / ND-CP hướng dẫn Luật Thương mại 2015, Chính phủ đã ra lệnh cấm đối với các dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Theo đó, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định thống nhất về ngành nghề kinh doanh linh vực dịch vụ của các thám tử tư. Không có quy định cụ thể, rõ ràng và nhất quán về vấn đề này. Do vậy, các thám tử tư chân chính thực thụ họ cũng không thể hoạt động điều tra mọt cách hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam.
1. Thuê thám tử tư có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, thông tin đời tư, thông tin bí mật cá nhân và các thông tin liên quan đến bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu trữ, sử dụng và tiết lộ thông tin liên quan đến cuộc sống cá nhân và bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.
Do đó, mọi hành vi xâm phạm đời sống riêng tư và bí mật cá nhân đều là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Cả hai người cung cấp thông tin liên quan đến cuộc sống riêng tư của người khác, bí mật cá nhân và thám tử sử dụng thông tin này để điều tra và giám sát có thể bị xử lý theo các quy định hiện hành.
Cả thám tử tư và người thuê thám tử điều tra theo dõi đều có thể vi phạm pháp luật
– Theo Nghị định 167/2013 / ND-CP: Người vi phạm có thể bị phạt từ 1 đến 1,5 triệu đồng vì tiết lộ hoặc phân phát tài liệu, tài liệu bí mật cá nhân của các thành viên trong gia đình để xúc phạm danh dự và nhân phẩm của họ.
– Theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015: Có thể bị xử lý về tội xâm phạm tính bảo mật hoặc bảo mật của thư, điện thoại, điện tín hoặc các hình thức trao đổi thông tin cá nhân khác của người khác (
– Theo Điều 158 Bộ luật hình sự 2015): Thám tử tư khi điều tra theo dõi có thể vi phạm pháp luật với tội danh xâm phạm nơi cư trú của người khác.
Tại sao ở Việt Nam nghề thám tử không được công nhận? Thuê thám tử tư có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo 3 quy định trong điều luật trên thì cả người sử dụng dịch vụ và cả người cung cấp dịch vụ đều có thể vi phạm pháp luật Việt Nam hiện hành, tuy nhiên hiện nay do nhu cầu thực tế và khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế đều phù hợp, do vậy mà ngành thám tử tư ở Việt Nam hiện nay vẫn đang hoạt động một cách rất sôi nổi.
2. Điều kiện hành nghề thám tử tư điều tra là gì?
Căn cứ theo 3 điều luật trên, chúng ta có thể hình dung ra được rằng, mặc dù ngành nghề thám tử tư không được pháp luật Việt Nam công nhận và cho phép hoàn toàn, nhưng cũng không bị cấm hoàn toàn. Do vậy, khi các công ty thám tử tư hoạt động kinh doanh cần tuân thủ những quy định nghiêm ngặt sau:
– Đảm bảo tính bảo mật thông tin của khách hàng.
– Tuyệt đối không được tự ý phát tán những thông tin mà mình thu thập được lên mạng xã hội nếu chưa được sự đồng ý của người đó.
– Không được tự ý xâm phạm chổ ở riêng tư của người khác, cụ thể như: Không được tự ý vào nhà người khác mà chưa được sự đồng ý cho phép của họ.
– Tuyệt đối không được mạo danh công an, cảnh sác để gây áp lực cho một người khác nhằm thu thập thông tin theo mục đích cá nhân
– Tuyệt đối không được lợi dụng ngành nghề để đi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác
– Tuyệt đối không được sử dụng thông tin mà mình thu thập được để phục vụ cho các nhu cầu cũng như mục đích cá nhân riêng tư nếu chưa được sự đồng ý của người đó.
Nhìn chung hiện nay các công ty thám tử tư ở Việt Nam hoạt động đều không vi phạm pháp luật hiện hành, bởi vì những công việc mà họ thực hiện điều tra đa số là những công việc như theo dõi ngoại tình, giám sát học sinh, sinh viên, theo dõi nhân viên công ty… Những công việc này hoàn toàn không có khả năng vi phạm pháp luật theo 3 điều luật nêu trên.
3. Thám tử tư ở Việt Nam hoạt động như thế nào?
Thông thường, mọi người khi nghĩ tới thám tử tư là những người tài giỏi và nhanh nhẹn. Tuy nhiên, thế giới của truyện tranh hoặc phim nổi tiếng đôi khi thần tượng hóa nhân vật của họ thông qua bút, kính ngắm và tài suy luận. Nhưng thực tế lại rất khác so với những bộ phim hoặc trong những cuốn tiểu thuyết đó. Đôi khi, thám tử tư ở Việt Nam ngoài đời thực chỉ đơn giản là một người rất bình thường.
Tại sao ở Việt Nam nghề thám tử không được công nhận? Thuê thám tử tư có vi phạm pháp luật không?
Ở Việt Nam, nghề thám tử ra đời muộn hơn một chút so với các nước tiên tiến trên thế giới và vẫn còn khá thô sơ nếu không muốn nói là chưa thực sự chuyên nghiệp như ý nghĩa của nó. Trở ngại lớn nhất vẫn là vấn đề luật pháp hiện hành.
∗ Tham khảo, thám tử chuyên nghiệp:
– Bảng giá dịch vụ thám tử tại Sài Gòn
– Bảng giá dịch vụ thám tử tại Đà Nẵng
– Bảng giá dịch vụ thám tử tại Hà Nội
Tại Việt Nam hiện nay, pháp luật hiện hành chưa chính thức công nhận cá nhân hành nghề thám tử tư điều tra, theo dõi và xác minh thông tin, họ chưa được hoạt động một cách chính thức cũng như không được cấp thẻ công nhận, chứng nhận cho công dân hành nghề công khai. Điều này đã cản trở nhiều người có khả năng và có đam mê trở thành một thám tử nhưng không thực hiện được ước mơ của họ.
Để hoạt động hợp pháp hơn, các công ty thám tử tư ở Việt Nam đã đứng ra thay mặt cho một công ty cung cấp thông tin, tìm kiếm hoặc khai thác thông tin dân sự theo yêu cầu. Điều này được hợp pháp hóa ở một mức độ nào đó, nhưng từ thám tử tư vẫn là một khái niệm mơ hồ đối với nhiều người không chỉ ở các địa phương, tỉnh mà cả các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn vẫn còn khá mới.
Do vậy, khi người sử dụng dịch vụ thám tử tư cần tìm hiểu kỹ một số thông tin cần thiết như chúng tôi đã liệt kê ở trên, hoặc ít nhất các bạn cũng nên tìm hiểu sơ qua về thông tin của công ty đó như mã số thuế, giấy phép hoạt động, trụ sở công ty, văn phòng…. Đây là những thông tin cần thiết để xác định được một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và bài bản. Công ty thám tử Hoàn Cầu chúc các bạn thành công!